Thị trường ví điện tử ở Đông Nam Á bùng nổ
Đông Nam Á là khu vực phát triển mạnh mẽ các phương thức giao dịch và thanh toán trực tuyến, đặc biệt là ví điện tử.
Báo các từ công ty công nghệ tài chính Boku Inc và nhà nghiên cứu thị trường Juniper Research cho thấy tốc độ thị trường ví điện tử ở Đông Nam Á phát triển nhanh gần 2 lần các khu vực khác.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã phản ánh sự bùng nổ của thương mại điện tử, đặc biệt trong giai đoạn thị trường chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19.
Đại dịch thúc đẩy sự bùng nổ thị trường ví điện tử
Theo báo cáo, Boku Inc và Juniper Research dự báo vào năm 2025, tổng số người dùng ví điện tử ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ tăng trưởng 311% - đạt mức gần 400 triệu người.
Trong khi đó, mức tăng trưởng cùng kỳ ở Mỹ Latin là chỉ đạt 166%, tại Trung Đông và châu Phi là 147%.
Theo đó, năm 2019, ví điện tử cũng đã vượt qua thẻ tín dụng và trở thành phương tiện thanh toán được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là việc gia tăng nhu cầu sử dụng ví điện tử. Cuối năm 2020, có đến hơn 2.8 tỷ ví được sử dụng và vào cuối năm 2025, con số này được dự báo sẽ tăng đến 4.8 tỷ (74%).
Cũng trong năm vừa qua, có 55 ví điện tử tích trữ giá trị có doanh số giao dịch hơn một tỷ USD/năm. Đến năm 2025, con số này được dự đoán sẽ tăng lên 69 ví.
Thị trường ví điện tử có sự phân bố theo từng nhóm quốc gia
Ví điện tử có hai dạng chính, một là dựa trên thẻ (Apple Pay, Google Pay,..) - phổ biến hơn tại thị trường các nước phát triển. Thứ hai là dạng ví điện tử tích trữ giá trị thực như Alipay (Trung Quốc) hay GrabPay (hãng xe công nghệ Grab),...
Dạng ví tích trữ giá trị thực lại phổ biến hơn tại thị trường các nước đang phát triển hoặc thị trường mới nổi - khi tỷ lệ người dân sử dụng thẻ tín tín dụng chưa nhiều.
Người Việt Nam sử dụng Ví điện tử MoMo.
Dựa trên thông tin này, giám đốc Sản phẩm của Boku là Adam Lee cho rằng thị trường ví điện tử sẽ tăng trưởng mạnh nhất ở các quốc gia có tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng thấp.
Tương tự, đối với những thị trường chủ yếu sử dụng ví điện tử loại thứ nhất như Bắc Mỹ và Tây u, tốc độ thâm nhập ví điện tử sẽ chậm hơn, bởi công nghệ này còn nhiều hạn chế về lợi ích.
Ví điện tử Trung Quốc gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển thị trường
Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc cũng gặp nhiều trở ngại, bởi ví điện tử ở nước này còn nhiều hạn chế khi sử dụng ngoài nước.
Người dùng dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc đa phần là du khách. Tuy nhiên, do dịch bệnh dẫn đến việc hạn chế chi tiêu cũng như du lịch, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường châu Á của các doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc.
Alipay - đơn vị liên kết của Alibaba - đang mở rộng thị trường thông qua việc mua cổ phần các nền tảng nước ngoài như bKash (Bangladesh) và hiện đã có mặt tại Việt Nam Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc và một số nước châu Âu, Bắc Mỹ.
Wechat Pay là ứng dụng ví điện tử của Trung Quốc, cho phép thanh toán thông qua mã QR.
Tương tự, năm 2020, ứng dụng thanh toán bằng ví điện tử WeChat Pay của Tencent cũng đã được cấp phép hoạt động ở Indonesia.
Nguồn: Theo Vnexpress