Quy trình xây dựng kế hoạch SEO đầy đủ nhất 2022
Một kế hoạch SEO sẽ bao gồm rất nhiều đầu việc phải triển khai, để có thể kiểm soát hết khối lượng công việc cũng như tiến độ của chiến dịch đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Làm việc theo kế hoạch đề ra sẽ giúp doanh nghiệp có một lộ trình cụ thể cho các đầu mục công việc cũng như tăng hiệu suất công việc tốt nhất. Vậy cần làm gì để có một bản kế hoạch SEO đầy đủ và chi tiết nhất? Hãy cùng DigiMind tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đọc thêm: SEO là gi? Lợi ích của SEO đối với doanh nghiệp
1 Tại sao cần lập kế hoạch SEO
Khi triển khai bất kỳ chiến dịch nào thì việc lập kế hoạch là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Một bản kế hoạch đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu cụ thể, cách thức triển khai, những khó khăn sẽ gặp phải,...Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp để giúp chiến lược SEO đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời dựa vào bản kế hoạch các phòng ban liên quan có thể thống nhất cách thức triển khai và phối hợp một cách nhịp nhàng với nhau. Qua đó giảm thiểu được tối đa tình trạng bất đồng quan điểm khi dự án chính thức đi vào triển khai.
Tại sao cần lập kế hoạch SEO
2. Hướng dẫn lập kế hoạch SEO chi tiết và hiệu quả
Phân tích website
Bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch SEO chính là phân tích website. Đây là bước vô cùng quan trọng để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các vấn đề của website. Từ đó có thể biết được vị trí của mình đang ở đâu và mình đang thiếu gì? Cần gì để có thể phát triển website? Càng phân tích sâu và chi tiết, doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng trong việc triển khai kế hoạch sau này.
Nghiên cứu thị trường
Phân tích thị trường là một bước bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp khi lập kế hoạch SEO. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng về thị trường với những thông tin cơ bản như đối thủ, khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp….Đồng thời, việc phân tích cũng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược một cách đúng đắn và phù hợp nhất để đáp ứng được những nhu cầu của thị trường.
Phân tích đối thủ
Sau khi nghiên cứu thị trường cũng như website của doanh nghiệp. Việc tiếp theo cần làm đó là phân tích đối thủ trong ngành. Chắc hẳn câu nói “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” đã quá nổi tiếng trong nhiều lĩnh việc thì trong SEO cũng vậy. Nghiên cứu đối thủ là cách để bạn biết mình cần chuẩn bị những gì để có thể đủ sức cạnh tranh và đưa ra những kế hoạch để tăng tốc và vượt mặt đối thủ của mình. Cũng như có những tiếp cận hoặc điều chỉnh trang của bạn mới có hy vọng cạnh tranh với các đối thủ đang ở TOP.
Nghiên cứu từ khóa SEO
Nghiên cứu từ khóa là một công việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Công việc này đòi hỏi người nghiên cứu không chỉ am hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ mà còn phải nắm chắc được kiến thức SEO. Mấu chốt của việc nghiên cứu từ khóa là phải tìm ra được bộ từ khóa đắt giá và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu làm không đúng sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của doanh nghiệp mà không mang lại kết quả thực sự giá trị gì.
Nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần nắm bắt được tâm lý của khách hàng bằng việc trả lời một số câu hỏi như họ là ai, họ có vấn đề gì cần giải quyết, họ có hành vi như thế nào,...Trả lời được các câu hỏi này cũng chính là cách giúp bạn hiểu được chân dung khách hàng cũng như bóc tách được từng vấn đề khác nhau xung quanh việc nghiên cứu từ khóa. Sau đó bạn sẽ hiểu được và biết cách phân loại những từ khóa phù hợp để mang đến cho khách hàng của mình những điều họ cần. Từ đó sắp xếp lại bộ từ khóa và chia thành từ khóa chính và từ khóa phụ theo thứ tự triển khai.
Xây dựng cấu trúc website
Sau khi đã có một bộ từ khóa hoàn chỉnh bước tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm đó là tiến hành xây dựng một cấu trúc website dựa trên bảng đó. Đối với mỗi một website, thông thường sẽ có 4 mục chính bao gồm: tranh chủ, chuyên mục, bài viết và thẻ tag. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đây rồi phân bổ các loại từ khóa cần SEO vào đúng vị trí của từ khóa đó.
Mỗi nhóm từ khóa sẽ hướng tới những đối tượng nhất định, để các bài viết cung cấp đúng đối tượng thì content writer cần có những định hướng để viết nội dụng theo đúng đối tượng mà từ khóa đó dùng để nhắm tới.Sau khi phân chia từ khóa, lập bảng từ khóa cần SEO và xác định đường dẫn SEO, bạn sẽ hình thành được hệ thống nội dung trên website. Từ bảng từ khoá đã lập, hãy xác định cấu trúc silo phù hợp với website của bạn.
Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO
Xây dựng mục tiêu luôn là bước quan trọng và cần thiết nhất mỗi khi lập một bản kế hoạch SEO. Dựa vào đây doanh nghiệp có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn làm sao để đạt được mục tiêu nhanh nhất. Tránh tình trạng mất phương hướng khi triển khai dẫn đến lãng phí ngân sách, thời gian và cả nguồn lực. Đồng thời cũng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được tiến độ công việc và đo lường được hiệu quả của kế hoạch SEO.Từ đó sẽ có những điều chỉnh cho hợp lý nhằm đi đúng với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự
Sau khi đã xác định được khối lượng công việc sẽ phải làm của chiến dịch SEO. Việc tiếp theo có là cần phân bổ ngân sách và nguồn lực một cách hợp lý. Nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra cũng như giảm thiểu việc thiếu hoặc phát sinh thêm các loại chi phí không đáng có. Gây lãng phí cả tiền lẫn nguồn nhân lực của doanh nghiệp khi triển khai dự án SEO.
Hoạch định ngân sách và phân bỏ nhân lực
Cài đặt công cụ tracking
Công cụ đo lường giúp bạn đánh giá được từ khóa, bài viết, website đang có hiệu quả hay không.
Công cụ của Google:
- Google Search Console
- Google Analytics
Công cụ phân tích Backlink:
- Ahrefs.com là công cụ giúp bạn thống kê liên kết chi tiết từ số lượng liên kết của website cho đến nguồn liên kết và các đường truyền cần loại bỏ hẳn,…
- SEMrush cũng là công cụ check backlink cũng đang được dùng phổ biến khác mà bạn cũng có thể sử dụng.
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa:
- Ahrefs
- Google Keyword Planner
- Moz
- SEMrush
- SEOprofiler
- Authority Labs
Công cụ theo dõi trending:
- Google trend
Công cụ loại bỏ backlink xấu:
- Disavow Link Tool
Công cụ bảo vệ bản quyền bài viết:
- DMCA
Tối ưu Technical
Việc phân tích website của mình và của đối thủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và yếu từ đó biết cách để tối ưu website một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành tối ưu onsite:
Tốc độ trang web:
- Công cụ kiểm tra tốc độ Pingdom để kiểm tra thời gian tải trang hiện tại:
- Công cụ giúp tối ưu tốc độ tải trang như Google Pagespeed
Tối ưu hóa Crawlability:
- Broken Link
- Poor Internal Link
- Complex URL
- Dynamic Page
- Code Bloat
- Error in Robots.txt
- Orphan Page
- Moving Your Site (301)
- No Sitemap
- Fancy Technology
- 404 Page
Thân thiện với di động: https://search.google.com/test/mobile-friendly/
Viết bài chuẩn SEO
Đối với một bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng được hai yếu tố đó là mang tới những thông tin hữu ích và có giá trị để giúp khách hàng giải quyết những vấn đề của họ. Tiếp đó là phải thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật SEO nhằm thúc đẩy từ khóa lên top Google.
Để có thể làm được điều đó yêu cầu người viết phải thực sự am hiểu về ngành hàng hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Hai là phải hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới từ đó có cách tiếp cận và tạo ra được những nội dung phù hợp với họ.
Tối ưu onpage
Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần thực hiện để tối ưu onpage cho trang web của mình:
- Tối ưu URL trong SEO Onpage
- Tối ưu Title
- Tối ưu Heading 1 trong Onpage SEO
- Tối ưu Heading 2-3 trong Onpage SEO
- Tạo TOC (Table of Content – Mục lục)
- In đậm keyword chính trong bài
- Độ dài bài viết
- Semantic Keyword
- Tối ưu Hình ảnh
- Tối ưu Meta Description
- Tối ưu Readability
Testing A/B
Testing A/B còn được gọi là Split Testing hay Bucket Testing; đây được gọi là phương pháp phân tích hành vi người tiêu dùng qua đó giúp doanh nghiệp nhận biết được sự thay đổi nhằm thực hiện tối ưu hóa website
Để làm được công việc này bạn có thể sử dụng một số phần mềm hỗ trợ như Hotjar, Heap Analytics, Crazy Egg. Các công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp biết người dùng đã đọc những nội dung gì, họ có những hành động gì trên website. Từ đó doanh nghiệp có thể biết và đặt link cho phù hợp.
Xây dựng backlink và tăng View cho website
Xây dựng Backlink là công việc quan trọng và đòi hỏi rất nhiều thời gian. Quá trình này sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài và đòi hỏi sự kiên trì cũng như phối hợp nhịp nhàng của SEOer đối với các thành viên trong team. Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho toàn bộ chiến dịch SEO.
Quản trị website
Việc tối ưu và bảo dưỡng website là việc cần làm hằng ngày của bất kỳ doanh nghiệp nào. Công việc này sẽ đảm bảo website luôn hoạt động một cách trơn tru và đặc biệt mang tới một trải nghiệm tốt cho người dùng. Đối với một người quản trị web sẽ có rất nhiều việc phải làm trong đó bao gồm duy trì server, sửa lỗi code, thiết kế logo và nội dung, theo dõi traffic, xây dựng các thành tố của website,…Đồng thời họ cũng chính là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý content up lên website, đánh giá và tối ưu SEO,… Công việc này cần phải được duy trì thực hiện đều đăng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng.
Đo lường hiệu quả
Đây là công đoạn cuối cùng nhưng lại đóng vai trò không hề nhỏ cho toàn bộ chiến dịch. Bởi việc đánh giá cũng như đo lường sau khi triển khai kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quan về dự án SEO. Giúp họ biết được các điểm mạnh yếu cần phát huy và hạn chế được những điểm yếu. Từ đó đưa ra những giải pháp và điều chỉnh nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn cho những chiến dịch lần sau.
Xem thêm: Làm thế nào để viết bài chuẩn SEO cho website?
--
DIGIMIND AGENCY - MINDSET FIRST
🏠 Dịch vụ: Strategic Consultant, Digital Marketing, Public Relation, Academy
🏠 Địa chỉ: Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
☎️ Hotline: 0972 36 88 55
🌐 Website: www.digimind.vn
📩 Email: ceo@digimind.vn