"Tiêu dùng thực chất" - Xu hướng lên ngôi thời đại dịch

Trước bối cảnh diễn biến dịch bệnh vẫn hết sức phức tạp, thị trường đang chứng kiến sự biến chuyển lớn trong tâm lý và hành vi của người tiêu dùng.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tâm lý tiết kiệm chi tiêu là hệ quả tất yếu, bởi người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều đến việc dự phòng rủi ro, hạn chế các khoản chi không cần thiết để sẵn sàng cho các tình huống đột ngột xảy đến.

Vì lẽ đó, việc điều chỉnh các chiến lược sản xuất - kinh doanh để phù hợp với biến động thị trường và tâm lý tiêu dùng, duy trì hoạt động kinh doanh và tìm cơ hội “bứt tốc” sau dịch chính là kế sách chung của các doanh nghiệp.

Một nghiên cứu từ Kantar chỉ ra, người tiêu dùng ngày càng hướng đến lối sống bền vững, chú trọng các mặt hàng thiết yếu, an toàn và tương thích với hệ giá trị họ theo đuổi.

Một nghiên cứu từ Kantar chỉ ra, người tiêu dùng ngày càng hướng đến lối sống bền vững, chú trọng các mặt hàng thiết yếu, an toàn và tương thích với hệ giá trị họ theo đuổi.Một nghiên cứu từ Kantar chỉ ra, người tiêu dùng ngày càng hướng đến lối sống bền vững, chú trọng các mặt hàng thiết yếu, an toàn và tương thích với hệ giá trị họ theo đuổi.

Rõ nhất phải kể đến khuynh hướng cân nhắc các sản phẩm - dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng chi trả của thế hệ người tiêu dùng trẻ và HENRY’s (thu nhập cao nhưng chưa giàu); hay sự ủng hộ các doanh nghiệp kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững - lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng.

Một cách tổng quát, “tiêu dùng thực chất” là từ dùng để gọi chung cho các xu hướng mới này. Tiêu dùng thực chất bao gồm: cổ vũ lối sống “back to basic”; đề cao tính bền vững trong nhận thức và hành vi mua sắm - tiêu thụ; chú trọng đến “giá trị thực nhận” thay cho các “giá trị ảo”.

Đại dịch Covid: Cú sốc với thời trang xa xỉ, cơ hội cho thời trang bền vững

Có thể kể đến vài con số như Victoria’s Secret đóng cửa hơn 250 cửa hàng ở Bắc Mỹ chỉ trong vài tháng đầu năm 2021, hay thảm cảnh hàng hiệu chất đầy trong các cửa hiệu Chanel, Gucci vì không có người mua.

Hơn thế, chính sự quan tâm ngày một khắt khe của nhóm Millennials và Gen Z đến các vấn đề môi trường - xã hội cũng tạo sức ép lớn góp phần “chuyển đổi” thị trường thời trang sang khuynh hướng phát triển bền vững hơn.

Giờ đây, không chỉ là phương tiện để người mặc phô diễn phong cách và hình ảnh cá nhân, thời trang còn phải đảm bảo tính thân thiện với môi trường và phù hợp khả năng chi tiêu của khách hàng.Giờ đây, không chỉ là phương tiện để người mặc phô diễn phong cách và hình ảnh cá nhân, thời trang còn phải đảm bảo tính thân thiện với môi trường và phù hợp khả năng chi tiêu của khách hàng.

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, không chỉ là khuyến khích lối sống xanh, bền vững còn thể hiện trong nhận thức và hành vi tiêu dùng của con người.

Cụ thể là xu hướng “thời trang tuần hoàn”, khi các mặt hàng liên tục quay trở lại người dùng thay vì bị bỏ đi sau một thời gian sử dụng ngắn. Dẫn đầu xu thế “tái sử dụng” quần áo này phải kể đến đóng góp của Gen Z - thế hệ chuyên săn lùng đồ secondhand nội địa với mức giá rẻ.

Theo chị Thư Vũ, Nhà sáng lập vào CEO của COCO Dressing Room Việt Nam, kiểu “mua đi bán lại” các món đã qua sử dụng (nhưng vẫn còn giữ được chất lượng tốt) với giá rẻ hơn hàng sản xuất mới, mọi người sẽ không cần đắn đo giữa giá tiền và chất lượng, hay đánh đổi nhu cầu, niềm vui mua sắm với ý thức về môi trường nữa.

2Diện đồ secondhand: Xu hướng thời trang mới của những cô nàng yêu môi trường.

Hướng phát triển mới: thời trang một-cho-tất-cả (one-for-all)

Khi khách hàng dần ưu tiên chọn các sản phẩm chất lượng đi kèm mức giá hợp lý, đây chính là lúc các thương hiệu cần nhanh nhạy bắt sóng xu hướng tiêu dùng hướng về “giá trị thực” này.

Thời trang bền vững không phải là những bộ cánh xa hoa đến từ các nhà mốt danh tiếng, mà trước hết, cần đáp ứng các bối cảnh sử dụng đa dạng và đảm bảo sự thoải mái cho người mặc.

Làn sóng “online hóa” mọi hoạt động sinh hoạt thời dịch khiến con người ngày một gắn bó chặt chẽ với ngôi nhà của mình.

Theo dữ liệu từ hơn 400 triệu người dùng Pinterest, người dùng ngày nay có thể chỉ cần một bộ quần áo thoải mái để vừa làm việc, vừa nấu ăn, vừa xem phim trong khi chăm sóc con cái.

Chính lối sống “all-in-one” tại nhà đã thúc đẩy nhiều xu hướng thời trang mới ra đời.

Đơn cử, phong cách athflow - kết hợp 2 tính chất “thoải mái” và “thanh lịch” - khiến người mặc đủ chỉn chu để đi làm, đủ tiện lợi để tập thể thao và cũng thừa thoải mái để nằm dài xem phim tại nhà.

Đơn cử, phong cách athflow - kết hợp 2 tính chất “thoải mái” và “thanh lịch” - khiến người mặc đủ chỉn chu để đi làm, đủ tiện lợi để tập thể thao và cũng thừa thoải mái để nằm dài xem phim tại nhà.

Tại Việt Nam, hãng thời trang nội địa YODY cũng bắt nhịp xu thế thời trang “tất cả trong một” này, thể hiện qua hướng triển khai sản xuất - kinh doanh của mình.

Cụ thể, hãng tung ra các mặt hàng Home Fashion (ở nhà vẫn đẹp), trang phục everyday-wear (mặc mỗi ngày) đáp ứng tiêu chí thoải mái, năng động trong mọi hoàn cảnh sử dụng.

Ví dụ từ YODY đã chứng minh cho sự thích ứng nhanh nhạy của thương hiệu trong việc thấu hiểu khách hàng. Người tiêu dùng ngày nay chỉ tập trung (và chịu chi) cho những sản phẩm mang lại giá trị thực sự hữu ích.

hh

Định vị "everyday wear'', YODY tập trung phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ các nhu cầu cơ bản hàng ngày của nhiều đối tượng.

Người tiêu dùng không dễ “chiều chuộng”

Vốn dĩ được xem là mặt hàng “không thiết yếu”, vậy nhưng nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện tử đang tăng dần, nhất là trong giai đoạn nắng nóng cao điểm hiện nay, sức mua các sản phẩm làm mát như điều hòa có thể tăng gấp 3-4 lần so với đầu hè.

Hiệu ứng bê tông hóa khiến các thành phố lớn không khác gì chảo lửa khổng lồ. Khắp nơi từ chung cư, công sở, nhà dân... đâu đâu cũng thấy những chiếc quạt hơi nước, quạt điện, máy điều hòa… hoạt động hết công suất.

Ở thành thị là thế, thế nhưng với người dân nông thôn (chiếm hơn 60% dân số Việt Nam), điều hòa là mặt hàng chưa dễ tiếp cận.

Do đặc thù địa lý và dân cư phân tán, vẫn còn khá ít các cửa hàng kinh doanh điều hòa tại đây. Hơn nữa, các thương hiệu lớn đều dùng chiến lược ủy thác toàn bộ: từ bán hàng cho đến bảo hành, chăm sóc khách hàng… cho các đại lý tại địa phương.

Vào mùa nắng nóng, điều hòa dễ rơi vào trạng thái chạy hết công suất và xảy ra lỗi hay hỏng hóc linh kiện. Vậy nhưng, mỗi khi người dân gọi thợ đến sửa lại hay gặp phải tình huống đợi mãi mà không thấy đến.

Làm nghề điều hòa đồng nghĩa chấp nhận đối mặt hàng ngày với nắng nóng như thiêu đốt, di chuyển xa xôi, khuân vác thiết bị nặng hàng chục ký ra vào nhà dân…Làm nghề điều hòa đồng nghĩa chấp nhận đối mặt hàng ngày với nắng nóng như thiêu đốt, di chuyển xa xôi, khuân vác thiết bị nặng hàng chục ký ra vào nhà dân…

Có thể nói, “khó chồng khó” cho các thợ điều hòa khi làm việc trong môi trường và cường độ gắt gao như vậy.

Một thợ điều hòa tâm sự: “Nghề này cũng là nghề làm dâu trăm họ, quan trọng là phải giữ được bình tĩnh. Anh nào máu bốc hỏa, làm việc trong thời tiết này mà gặp khách khó tính chỉ có nước bỏ nghề".

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành. Một nhà phân phối điều hòa cho biết “Máy móc, vật tư đều có sẵn nhưng có đơn hàng phải hẹn khách sau 3 ngày mới có thể lắp đặt vì thiếu thợ”.

Chính các thách thức xuất phát từ đặc thù nghề, mức độ tiếp cận thị trường và tâm lý thận trọng của người nông thôn trong bối cảnh bất ổn hiện nay, các thương hiệu không dễ chạm đến “giấc mơ phổ cập điều hòa” cho người dân Việt Nam.

Theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam tháng 2/2021 của Deloitte, việc mua sắm các sản phẩm điện tử đã giảm từ 10% xuống còn 0,2% trong đầu năm 2021.

Có thể nói, nhu cầu tăng cao mùa nắng nóng vẫn chưa đủ để tạo cú hích thuyết phục người dân sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm làm mát.

Sự khắt khe của ngành điều hòa, vô hình trung đã hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới: Yêu thích các sản phẩm giá rẻ nhưng phải đảm bảo giá trị thực nhận.

Khái niệm “giá trị thực hưởng” hình thành

Roberto Butragueño, Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Bán Lẻ - Nielsen Việt Nam nhận định người tiêu dùng Việt đang điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu, đồng thời quan tâm đến giá trị sản phẩm hơn là khía cạnh giá rẻ.

Với câu chuyện điều hòa, làm thế nào để tạo ra sản phẩm chất lượng đạt chuẩn, đáp ứng các nhu cầu chính yếu của khách hàng với một mức giá phải chăng? Đây chính là động lực thúc đẩy Hikawa - tân binh mới của ngành điều hòa - đi tìm câu trả lời.

Ông Trần Văn Tuyển - CEO công ty Hikawa cho biết, các dòng điều hòa của hãng không đi theo xu thế chung là cập nhật liên tục tính năng mới. Ngược lại, Hikawa đang chứng minh rằng, giá trị mà các sản phẩm của hãng mang lại cho khách hàng chính là giá trị thực.

Cụ thể, hãng áp dụng triết lý phát triển sản phẩm Removal - Lược bỏ để tinh giản: tạo ra chiếc điều hòa đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý.

Chọn dây chuyền sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt tại Thái Lan, sản phẩm đầu ra của Hikawa vừa đạt chất lượng cao đồng thời vẫn duy trì mức giá bán phù hợp với tầng lớp bình dân, nông thôn Việt Nam.

Chọn dây chuyền sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt tại Thái Lan, sản phẩm đầu ra của Hikawa vừa đạt chất lượng cao đồng thời vẫn duy trì mức giá bán phù hợp với tầng lớp bình dân, nông thôn Việt Nam.

Thứ nhất, công nghệ biến tần (inverter): làm nhiệt độ mở/ đóng máy không quá chênh lệch, duy trì động cơ vận hành đều đặn thay vì đóng ngắt theo chu kỳ, giúp tiết kiệm điện năng sử dụng. Quả thực là rất "sát" với nhu cầu bà con nông thôn khi họ xem tiết kiệm điện là "tiêu chí số một".

Thứ hai, công nghệ dàn tản nhiệt mạ vàng: chống ăn mòn bởi hơi muối có trong không khí, chống bị oxy hoá bởi thời tiết gió mùa nóng ẩm tại Việt Nam, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Thứ ba, công nghệ vi lọc 06 lớp: tái lọc đi lọc lại không khí, loại bỏ bụi bẩn và hỗ trợ kháng khuẩn, từ đó cải thiện chất lượng không khí trong môi trường phòng kín, mang lại sự trong lành cho không gian sử dụng.

Ngoài ra, điều hòa Hikawa còn trang bị thêm tính năng turbo làm mát nhanh chóng rất thích hợp để sử dụng trong thời tiết oi bức.

"Thực hưởng” còn thể hiện qua chất lượng dịch vụ khách hàng nhận được

Để mang lại dịch vụ chu toàn nhất cho các “thượng đế nông thôn”, Hikawa cũng không ngừng cải tiến hệ thống chăm sóc khách hàng bằng cách ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý - vận hành.

Ứng dụng CNTT giúp ông Tuyển (CEO Hikawa) điều động hiệu quả thợ điều hòa vào các giờ cao điểm, rút ngắn thời gian, công sức cho thợ, giải đồng thời 02 bài toán chăm sóc khách hàng và điều kiện làm việc cho các thợ.

Hãng cũng đẩy mạnh đưa sản phẩm lên các nền tảng trực tuyến, lược bớt các đơn vị phân phối trung gian nhằm cắt giảm nhiều khoản phí không cần thiết.

Chế độ bảo hành 1 đổi 1 trong 30 tháng và 06 năm tại nhà cũng góp phần khẳng định uy tín sản phẩm của hãng thay cho các chương trình khuyến mãi rầm rộ.

Một showroom của thương hiệu điều hòa Hikawa.Một showroom của thương hiệu điều hòa Hikawa.

“Tất cả vì khách hàng” chính là đức nghề mà đội ngũ Hikawa tâm niệm, nhằm mang lại sản phẩm - dịch vụ vượt ngoài sự mong đợi của khách hàng.

Nguồn: TrendsVietnam

Bài viết liên quan

3 bài học Marketing từ Squid Game, cuối cùng thì đỉnh cao vẫn là truyền miệng
3 bài học Marketing từ Squid Game, cuối cùng thì đỉnh cao vẫn là truyền miệng
E.M Ơi và đội ngũ đằng sau người mẫu ảo đầu tiên tại Việt Nam
E.M Ơi và đội ngũ đằng sau người mẫu ảo đầu tiên tại Việt Nam
Số liệu về thanh toán di động các nhà tiếp thị cần biết
Số liệu về thanh toán di động các nhà tiếp thị cần biết
 Câu chuyện “Bán lược cho sư” và bài học về Strategic Planning.
Câu chuyện “Bán lược cho sư” và bài học về Strategic Planning.